Trang chủ
Tin Tức
Esearch, bạo lực học đường, vấn nạn không có hồi kết
Bạo lực học đường - Vấn nạn không có hồi kết?

Cho dù đã là thế kỷ 21 nhưng vấn đề “bạo lực học đường” hầu như vẫn chưa “hạ nhiệt”. Nói đến đây thì điều đầu tiên hiện lên trong đầu mọi người sẽ là “vụ việc học sinh trường quốc tế” gần đây phải không? Nhưng khi nhìn nhận một vấn đề thì trước hết nên tìm hiểu nguyên nhân cội rễ, nhìn vấn đề từ nhiều mặt để đánh giá đúng đắn. Sau khi tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn thì hi vọng bài viết này sẽ cung cấp cho mọi người các thông tin chi tiết liên quan đến “bạo lực học đường”. 

Tổng quan bài viết:

1. Bạo lực học đường là như thế nào?

2. Có bao nhiêu loại bạo lực?

3. Nguyên nhân do đâu?

4. Sự ảnh hưởng đối với trẻ

5. Cách hạn chế bạo lực học đường

__________________________________________

1. Bạo lực học đường là như thế nào?

Là hành vi có chủ đích và liên quan đến sự không cân bằng giữa bên bắt nạt và bên bị bắt nạt.

2. Có bao nhiêu dạng bạo lực?

Xem qua trên các trang mạng thì có rất nhiều video clip mà các học sinh “xử lí nhau” theo nhiều kiểu. Nhưng chung quy lại thì có 2 dạng bạo lực chính:

+ Bạo lực về mặt thể chất: là có các hành động gây tổn thương thân thể người khác (đánh, đấm, cào mặt, nắm tóc…)

+ Bạo lực về mặt tinh thần: có lẽ là dạng khủng khiếp hơn thể chất, vì đây là gây sát thương bằng lời nói. Hành động nhiều khi là đau một chút rồi thôi, còn lời nói là tổn thương đến tận tâm can, dễ gây cho trẻ những suy nghĩ tiêu cực; thậm chí là “tự kết liễu” mình.

3. Nguyên nhân do đâu:

a) Chính bản thân học sinh:

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng bạo lực học đường có thể nói là do sự chuyển biến về tâm lý của bản thân học sinh, đối tượng từ 12-17 tuổi. Giai đoạn này hình thành nhân cách ở con người, cùng với đó là tâm lý không ổn định và với một cái tôi cá nhân quá cao (mà không biết sử dụng đúng cách). Trong giai đoạn này chỉ cần những tác động kích thích xấu từ thế giới bên ngoài cũng khiến các em học theo, dẫn đến nhiều vụ đánh nhau tại trường học hay cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường.

b) Nhà trường:

Giáo dục của nhà trường cũng là một trong những nguyên nhân vì còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn”. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.

c) Gia đình:

Có thể nói giáo dục gia đình ảnh hưởng rất lớn đế con trẻ, vì một đứa trẻ ngoan sẽ ít khi nghe người khác khen là “gia đình dạy dỗ khéo ghê”; nhưng một đứa trẻ hư sẽ luôn bị xã hội chỉ vào nói “nó là thứ ba mẹ nó không biết dạy”. Thế nên nền tảng gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trẻ.

Nhưng đáng buồn là, xã hội phát triển phụ huynh ít quan tâm tới con cái hoặc phụ huynh bị stress và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ. Chính những hành động như thế của bố mẹ sẽ ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng xấu đến con trẻ sau này. Tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội ngày càng hiện đại.

Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.

4. Sự ảnh hưởng đến trẻ:

Bạo lực học đường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về cơ thể và tinh thần. Trẻ trải qua những tổn hại về cơ thể như bị chấn thương, đau đớn, tổn hại sức khỏe; những vấn đề về xã hội, cảm xúc và ảnh hưởng đến học tập. Không ít những trẻ bị bạo lực học đường mắc các rối loạn tâm thần như:

-Trầm cảm và lo âu:

Trẻ có những biểu hiện như tăng cảm giác buồn chán, cô đơn, thay đổi giấc ngủ, mất ngủ, ăn uống không ngon miệng, mất hứng thú trong các hoạt động trước kia trẻ từng thích. Trẻ có những phàn nàn về sức khỏe. Kết quả học tập ở trường giảm sút, điểm kém và có thể hay nghỉ học hơn, cảm giác đến trường sẽ bị bắt nạt làm trẻ thường xuyên lấy lý do để nghỉ học, thậm chí đòi chuyển trường, chuyển lớp.

- Ý tưởng tự sát:

Trẻ bị bạo lực học đường có thể có ý tưởng hành vi tự sát do trầm cảm, lo âu, stress, căng thẳng đặc biệt tăng nếu không được sự hỗ trợ chia sẻ từ cha mẹ người thân và bạn bè.

5. Câu chuyện thực tế:

Để mọi người hiểu rõ hơn về “sức ảnh hưởng khủng khiếp” của bạo lực học đường thì sau đây là một câu chuyện mà (tôi) may mắn được nghe một bạn chia sẻ và được tóm tắt như sau:

- Mẫu giáo: bạn bè trong lớp xa lánh, có hôm bị giành đồ chơi, bị bạn đánh chỉ vì xin lại đồ chơi, bị cô lập trong tổ,…

- Cấp một: bị bạn bè nói xấu, bị đánh chỉ vì lỡ đụng vào người,…

- Cấp hai: bị chặn đường về, bị đổ nước ngọt lên đầu, chửi tục, khi dễ ra mặt, bị móng tay cào mặt…

- Cấp ba: được cho đi học võ nên có phản kháng phần nào nên đã giảm được tình trạng bị bạo lực.

Nghe cũng khá “thảm” nhỉ. Khi được hỏi “bạn đã trải qua như thế nào?” thì bạn ấy chỉ cười vui nhưng ánh mắt đượm buồn, nói rằng dù gì ba mẹ cho mình đi học chứ không phải là đi đánh nhau, đi làm “đàn anh, đàn chị” trong trường; vì thương ba mẹ nên bạn ấy chỉ phản kháng khi người ta đánh mình trước chứ không có tự kiếm chuyện “trả thù” người ta.

6. Cách hạn chế bạo lực học đường:

Bạo lực học đường là một vấn đề chung của toàn xã hội, trong đó vai trò của cha mẹ, giáo viên và nhà trường, bản thân học sinh có vai trò quan trọng trong ngăn ngừa bạo lực học đường.

+ Đối với cha mẹ:

Cha mẹ gần gũi con, làm bạn với con để con có thể chia sẻ được những vấn đề khó khăn trong đó có vấn đề bị bạo lực học đường.

Khi bạn phát hiện ra con bạn đang bị bạo lực học đường, bạn không nên xem nhẹ, coi điều đó là chuyện của con trẻ. Không nên nói với trẻ rằng “thôi kệ nó đi”, hoặc “hãy im lặng đừng nói gì”…mà bạn cần phải nói chuyện với con, để biết điều gì thực sự xảy ra, để có những bước giải quyết tiếp theo. Bạn cần cho trẻ thấy là bạn luôn đồng hành cùng con và trẻ không cần thiết phải phản ứng lại như những gì mà các bạn đã làm với mình.

Dạy cho trẻ cách đối phó khi bị bạo lực học đường. Trước khi sự việc bạo lực được đưa ra giải quyết một cách chính thống bởi nhà trường hay cơ quan chức năng, cần nói với trẻ không nên có ý định đánh lại hay trả thù lại đối phương. Chia sẻ với những người mà trẻ tin cậy như thầy cô, hay bạn bè có thể giúp đỡ trẻ thoát khỏi những lo lắng về bạo lực học đường.

+ Đối với học sinh:

Cần phải nói cho trẻ biết là bạo lực học đường là một hành động sai trái và không được phép xảy ra. Nếu điều đó xảy ra thì nên được người lớn hỗ trợ giải quyết. Vì vậy cần nói với cha mẹ, thầy cô hay bất kỳ người nào trẻ tin tưởng về vấn đề bạo lực học đường.

Không cố gắng để phản kháng hay đối phó lại với những kẻ bạo lực với mình. Tránh kích động mà đánh lại, hãy bình tĩnh nói với đối phương là đừng bắt nạt tôi hoặc hãy bỏ đi. Nhiều trường hợp không kiềm chế được hai bên cùng đánh nhau và gây hậu quả nghiêm trọng.

Tránh ở một mình, hãy đi cùng hay ở cùng một nơi nào có bạn cùng lớp hay giáo viên, hãy đi vào nhà vệ sinh cùng với bạn hay đi ăn trưa ở trường cùng với nhóm. Hãy thay đổi lộ trình thường ngày khi đi ăn trưa hay chơi ở sân trường nếu phát hiện ra kẻ bắt nạt bạn.

+ Đối với giáo viên:

Giáo viên và nhà trường không thể vô can với những vấn đề về bạo lực học đường dù nó xảy ra ở khuôn viên nhà trường hay ở ngoài nhà trường, trong giờ hành chính hay ngoài giờ hành chính vì việc bạo lực này có mầm mống hay nguồn gốc từ những mâu thuẫn tiềm ẩn trước đó và phải coi đây là một vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết.

Cần phải báo với Ban Giám hiệu nhà trường về hiện tượng bạo lực học đường đã xảy ra như thế nào để có kế hoạch giải quyết.

Cần làm việc một cách nghiêm túc giữa nhà trường, cha mẹ học sinh, học sinh với thiện ý hợp tác cùng giải quyết vấn đề bạo lực học đường và ngăn ngừa việc bạo lực có thể còn tiếp diễn, tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau.

Cần có sự hỗ trợ về tâm lý đối với những trẻ có nguy cơ bị bạo lực học đường cao, ví dụ như những trẻ khả năng hòa nhập kém, những trẻ có vấn đề về tâm lý như trầm cảm, thiếu hòa đồng, hay trẻ chậm phát triển. Cần tạo cho trẻ những cơ hội để cảm thấy mình không bị bỏ rơi, không bị cô đơn như cho trẻ phát cơm cho các bạn vào giờ ăn trưa, tham gia cùng cô giáo thu bài kiểm tra, trả vở cho các bạn…

Nguồn: tổng hợp

Esearch, trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ
Trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ khác nhau như thế nào?

Cùng tìm hiểu trẻ chậm phát triển và trẻ tự kỷ khác nhau như thế nào?

Trẻ chậm phát triển:

Được hiểu đơn giản là khi trẻ gặp các vấn đề về trí tuệ, thể chất, ngôn ngữ, tâm lý và vận động đều chậm hơn nhiều so với các mốc phát triển của trẻ bình thường. Điều này được lý giải do sự khiếm khuyết của não bộ gây ra, và thường thể hiện rõ trong 5 năm đầu đời.

Trẻ bị tự kỷ:

Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ năng cơ bản của trẻ. Ví dụ như: kỹ năng tạo lập và phát triển các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp hoặc khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Trẻ bị tự kỷ cũng bị giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài đi rất nhiều. Thế giới quan của một trẻ tự kỷ trở nên rất khác biệt so với những trẻ bình thường.


Dấu hiệu nhận biết:

Trẻ chậm phát triển:

Khi trẻ đến tuổi vẫn chậm về hành động: chậm lẫy, ngồi, đứng, đi… hay chậm phát triển ngôn ngữ, chậm nói, diễn đạt khó khăn… Trẻ kém hiểu biết về các quy luật xã hội căn bản, không ý thức được hậu quả hành vi của mình, chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc sự vật kém…

Trẻ bị tự kỷ:

Không thể tham gia vào một cuộc nói chuyện bình thường, dù trẻ hoàn toàn có khả năng.

Khó khăn trong việc giao tiếp không qua lời nói, bao gồm điệu bộ cơ thể và biểu hiện nét mặt.

Khó khăn trong việc tương tác xã hội, từ những việc liên quan đến người khác cho đến môi trường xung quanh trẻ.

Không thể kết bạn và chỉ thích chơi một mình.

Có cách chơi đồ chơi hoặc đồ vật một cách không bình thường. Ví dụ: Trẻ luôn luôn xếp đồ vật theo một trình tự nhất định.

Thiếu trí tưởng tượng.

Không có khả năng thích nghi với những thay đổi trong sinh hoạt hằng ngày và môi trường xung quanh hoặc luôn bắt gia đình tuân theo một nếp sinh hoạt nhất định đến từng chi tiết nhỏ.

Luôn lặp lại một kiểu cử động cơ thể hoặc một hành vi nhất định nào đó như: vỗ tay hoặc đập đầu vào tường,…


Phụ huynh cần phải làm gì?

Cần chú ý quan sát trẻ, để phát hiện và chữa trị kịp thời.

Chấp nhận thực tế và trợ giúp con trong hành trình đầy gian lao này. 

Đồng hành cùng con trong mọi hoạt động thường ngày – vui chơi, sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh thân thể…

Hướng dẫn trẻ từ những hoạt động đơn giản nhất. Sau khi trẻ đã thực hiện được, cha mẹ mới nên bắt đầu tiếp tục với những hoạt động phức tạp hơn.

Trong từng công việc, để tránh việc trẻ khó tiếp thu ngay một lúc, cha mẹ có thể chia nhỏ ra thành từng bước để trẻ kịp tiếp thu. Cha mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần cho trẻ nhớ.

Khi trẻ làm tốt việc gì, cha mẹ đừng bao giờ quên khen ngợi và khuyến khích trẻ - kể cả đó là việc vô cùng nhỏ.

Gần gũi nói chuyện và chơi cùng trẻ. 

Cho trẻ giao tiếp xã hội nhiều: gặp gỡ người lớn và học cách chào, chơi cùng các bé khác.

Cha mẹ cũng có thể đưa trẻ đến một số trường học đặc biệt, để cải thiện tình trạng của trẻ.


Danh sách trường mầm non chuyên biệt:

Trường mầm non Hoa Hồng Đỏ

Website: http://hoahongdo.edu.vn/

Địa chỉ: Số 2 đường D46, khu phố 6, KDC Kiến Á, phường Phước Long B,TP Thủ Đức, TP.HCM

Điện thoại: (028) 22 141 838 - 0909 61 44 99 cô Minh Châu- Phó Hiệu trưởng

Địa chỉ : 78/12 Lâm Văn Bền, P. Tân Thuận, Q.7 – ĐT: 3872.1770


Trường chuyên biệt quốc tế Steps:

Website: http://www.steps.edu.vn/

Địa chỉ: 17 Nguyễn Ư Dĩ, Thảo Điền, District 2, Ho Chi Minh, Vietnam

Điện thoại:  039 546 3532 - (028) 22 534 728


Trường mẫu giáo tư thục Sương Mai

Địa chỉ: 228, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Chuyên Biệt Tương lai

Địa chỉ: 28 Trần Xuân Hòa P7, Quận 5, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3950 9159


Trường Chuyên biệt Ước Mơ

Địa chỉ: 354/5 Lý Thường Kiệt, phường 14, Quận 10, Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

Điện thoại: 096 784 41 41

Website: http://uocmo.edu.vn/

Facebook:https://www.facebook.com/truongchuyenbietuocmo/


Trường chuyên biệt Bình Tân

Địa chỉ: 160A Hồ Văn Long - KP 1 - Bình Hưng Hòa B - Bình Tân - Tp Hồ Chí Minh

ĐT: 02.8376.54389 - Fax: 02.8376.54389

Email : tkt.btan@moet.edu.vn

Website:https://nuoidaytrekt.hcm.edu.vn/gioi-thieu/c/32439


Trường mầm non chuyên biệt Tuổi Ngọc

Địa chỉ: 625/2 Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Số điện thoại: 08 2899 8862 - 0908 838 836 (Ms. Tâm)

Email: tamjal@yahoo.com

Website:www.chuyenbiettuoingoc.edu.vn - www.mamnontuoingoc.com


Trường tư thục chuyên biệt Khai Trí

Hiện tại Khai Trí chỉ có 3 cơ sở chính (chưa có chi nhánh khác):

Cơ sở 1: Trường giáo dục chuyên biệt Khai Trí

Đc:  214/25F Điện Biên Phủ, P.17, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM

Website:http://www.truongchuyenbietkhaitri.com/

Cơ sở 2: Trung Tâm HTPTHN Khai Trí

Đc:  Số 129 đường 511 xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Tp.HCM

Website:http://truongchuyenbietkhaitricoso2.com/


Trường tư thục Chuyên biệt Bim Bim

Địa chỉ: CS1: số 37 đường 2, khu đô thị Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức

CS2: Số 58 đướng 6, khu dân cư: Cityland Park Hills, P.10, Gò Vấp

CS3: số 449/41, Trường Chinh, P.14, Tân Bình

CS4: số 25 đường 44, P. Tân Phong, Quận7

Điện thoại: 02838495688 – 02822297393 – 0919795574

Website: www.truongchuyenbietbimbim.com


Trường chuyên biệt Bình Minh

Địa chỉ: 4/3a Nguyễn Thái Học, Phường Tân Thanh, Quận Tân Phú

Điện thoại: 028 3812 7203


Trường dân lập Đa Thiện .


Trung tâm Chuyên Biệt Màu Xanh (tư thục)

Địa chỉ: số 003, khu Mỹ Tú 01, đường số 10, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7,

Điện thoại: (08) 5416 6868 hoặc 0128.505.4789 (Mr Bửu)

Website: www.blue.edu.vn


Trường Khuyết tật HY VỌNG (công lập)

Điện thoại:  0982426631

Email: honglienanhsao@yahoo.com


Trường chuyên biệt tư thục Ước Mơ

Địa chỉ: 284/4/10 Lý Thường Kiệt P.14, Q.10 

Điện thoại:  : 3864 5347


Trường tư thục POOH PI (dân lập)

Địa chỉ:  22 lô C Trường Sơn , P .15 , Q.10

Điện thoại: 39703936.


Trường Giáo dục Chuyên Biệt 15/5 (công lập)

Địa chỉ: 6/11 đường số 3 Cư xá Lữ Gia P.15, Q. 11

Điện thoại: 38638254


Trường tư thục dạy trẻ em khuyết tật  (tư thục)

Địa chỉ: 275/6/7 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11

Điện thoại: 3863.8254


Trường tư thục dạy trẻ em khuyết tật  (tư thục)

Địa chỉ: 275/6/7 Lý Thường Kiệt, P.15, Q.11

Điện thoại:  3863.8254


Trường Mầm Non Nam Phương (dân lập)

Địa chỉ: 153 XVNT, P.17, Q. Bình Thạnh

Điện thoại: 08.62853711 hoặc C.Hiền 0934.124.245, C.Trâm 0905.830.668


Trường nuôi trẻ khuyết tật Hoàng Mai (dân lập)

Địa chỉ: 23/470B Đường 26/3 P. 16, Q. Gò Vấp

Điện thoại: 3894.7961


Trường Mầm Non chuyên biệt Ánh Sáng (tư thục)

Địa Chỉ: 149/5 Dương Quảng Hàm, P.5, Q.Gò Vấp

Điện thoại: 0908 601 982


Trường Chuyên Biệt Hướng Dương (công lập)

Địa chỉ: 87/22/10 Bành Văn Trân P.7 Q,Tân Bình


Trường mầm non hòa nhập Trí Tâm

Địa chỉ: 250/4 Bầu Cát – P.11 – Q. Tân Bình 

Điện thoại: 0862966378 – 0906880978

Hiệu trưởng: Cô Hoàng Anh – 0932003087

Website: www.mamnonhoanhaptrita,.edu.vn


Trường Chuyên Biệt Rạng Đông (công lập)

Địa chỉ: A1/30 Quốc lộ 50 ấp 1 Xã Phong Phú H.Bình Chánh

Điện thoại: 37610573  

Chuyên gia não bộ chia sẻ chìa khóa học tập hiệu quả
Chuyên gia não bộ chia sẻ chìa khóa học tập hiệu quả

Chihiro Hosoda, Phó Giáo sư về Khoa học não bộ tại Đại học Tohoku cho biết, để khuyến khích trẻ ham học hỏi và phát triển bản thân, nên dành lời khen khi trẻ có tiến bộ, hơn là trao các phần thưởng khi hoàn thành bài tập - một chiến lược thường được nhiều bố mẹ áp dụng.

“Điều quan trọng là giúp trẻ kéo dài liên tục việc học mà không bị ám ảnh bởi kết quả đạt được”, bà cho hay. 

Cũng theo Giáo sư, “Não bộ phát triển từ sau ra trước”. Thùy đỉnh nằm gần phần sau trên của hộp sọ, nơi xử lý khả năng vận động của con người, sẽ phát triển hoàn thiện lúc trẻ lên 5. Sau đó mới tới sự phát triển của thùy chẩm nằm ở phần sau cùng của hộp sọ, chịu tránh nhiệm phát triển nhận thức thị giác, bao gồm màu sắc, hình dạng và chuyển động.

Do vậy, ở độ tuổi lên 5, trẻ nên bắt đầu học đánh đàn piano, bơi lội và các hoạt động thể chất khác.

Còn thùy trán nằm ở phần trước của não, chịu trách nhiệm cho nhiều chức năng nhận thức cao hơn như trí nhớ, sự sáng tạo, giải quyết vấn đề... sẽ phát triển hoàn thiện khi trẻ khoảng 13 tuổi.


 parents praising their daughter


Về câu hỏi làm thế nào để phát triển não bộ, bà cho biết: “Khả năng kiên trì rất cần thiết để trở thành người có năng lực cao hơn ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống”. Tính kiên trì có được nhờ vào việc siêng năng thực hiện liên tục một nhiệm vụ đơn giản, chẳng hạn như học thuộc một từ tiếng Anh mỗi ngày. 

Để thúc đẩy động lực của trẻ, nhiều phụ huynh thường cho phép con xem video trong vòng 30 phút như một phần thưởng nếu hoàn thành bài tập. Tuy nhiên phương pháp này, theo Phó Giáo sư phân tích, sẽ mang lại “hiệu ứng làm suy yếu”. 

 

Khi trẻ hoàn thành một nhiệm vụ nào đó để đạt được phần thưởng thì điều này xuất phát từ động lực bên ngoài. Do vậy, trẻ sẽ ít sẵn sàng để tiếp tục học hơn những bé có động cơ muốn cải thiện bản thân. 

Những trẻ cố gắng học với động cơ từ bên ngoài thường có xu hướng không làm bài tập trừ khi được xem video, hoặc thậm chí cố gắng thương lượng với cha mẹ để kéo dài thời gian sử dụng các thiết bị thông minh nếu hoàn thành bài tập. 

Để giải quyết vấn đề trên, Hosoda nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khen ngợi trẻ. Bà nói rằng trẻ em sẽ dần có thêm động lực từ bên trong và sự tự tin nếu cha mẹ dành lời khen mỗi khi con tiến bộ.

 

Ngay cả khi trẻ đạt được điểm số tuyệt đối, phụ huynh cũng cần khen ngợi cả quá trình nỗ lực của con, thay vì chỉ nói về kết quả. Chẳng hạn, nói với trẻ rằng: “Con đã có thể giải được bài tập khó mà trước đây con chưa làm được”. 

Hơn nữa, cha mẹ cũng nên đánh giá một cách khách quan về khả năng cũng như quá trình phát triển của trẻ. Nếu không nhận định đúng đắn, đầy đủ về tình hình phát triển của con mà so sánh con với các bạn cùng lớp, điều này sẽ tạo ra định kiến tiêu cực khiến trẻ nghĩ rằng mình không thể làm được việc đó. 

Ngoài ra, việc ép buộc con học những gì vượt quá khả năng của chúng cũng dễ làm suy yếu lòng tự trọng của trẻ. Phó Giáo sư nhấn mạnh: “Điều quan trọng với cha mẹ là thường xuyên trò chuyện cùng con và tìm cách giúp con khắc phục các điểm yếu, thay vì cứ cố gắng “đào bới” các khuyết điểm của trẻ."


Nguồn: Kilala 

Esearch, miễn học phí, THCS
Miễn học phí cho học sinh THCS 2022 - 2023
Tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương diễn ra sáng nay (4/7), Bộ GD-ĐT đã đưa ra đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc kể từ năm học 2022-2023.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, bộ đang tập trung chuẩn bị tốt nhất để tổ chức kỳ thi THPT quốc gia những ngày tới bảo đảm an toàn, nghiêm túc, chất lượng, công bằng, khách quan, nghiên cứu, thiết kế môn Lịch sử trong chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông, bao gồm cả phần bắt buộc và phần lựa chọn một cách hợp lý, khoa học, bảo đảm hiệu quả cao nhất.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất miễn toàn bộ học phí cho học sinh THCS trên toàn quốc từ năm học 2022-2023; đang triển khai các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giá sách giáo khoa.

Về nội dung này, Thủ tướng giao các cơ quan phối hợp, nghiên cứu đánh giá kỹ tác động, Bộ Tài chính tính toán các vấn đề liên quan tới ngân sách, theo tinh thần chung đã được Chính phủ, Thủ tướng chỉ đạo là cần rà soát, có lộ trình điều chỉnh học phí phù hợp, không gây khó khăn hơn cho người dân và học sinh.

Miễn học phí cấp THCS không phải đề xuất mới của Bộ GD-ĐT. Năm 2016, Chính phủ đã giao Bộ GD-ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng báo cáo về việc miễn học phí cho học sinh THCS theo lộ trình. Trong đó, nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học.

Trước đó, trong năm học 2020-2021, học sinh THCS ở Hải Phòng chính thức được miễn hoàn toàn học phí theo nghị quyết được thành phố thông qua cuối năm 2019. Năm học vừa qua, Hải Phòng cũng là địa phương tiên phong miễn học phí cho học sinh cấp THPT.
Esearch, nhượng quyền thương hiệu, mầm non cổ tích
Chương trình nhượng quyền ngôi trường độc đáo nhất Việt Nam

Trường Mầm non Cổ Tích với diện tích hơn 3000m2 toạ lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum vô cùng độc đáo và nguy nga như toà lâu đài trong truyện cổ tích.




Trường có hơn 25 phòng học (70m2/ phòng học) và đầy đủ các phòng chức năng như (hội hoạ, bơi thuỷ lực, thang máy, khu vận động, phòng aerobic, phòng y tế), cùng với tổ hợp khép kín là nông trại và hồ bơi chuyên biệt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho học sinh tại đây.


Chỉ trong vòng 4 năm xây dựng và phát triển, số lượng học sinh của trường tăng nhanh qua các năm và hiện tại hơn 350 bé. Để mang lại cho các con một môi trường học tập, vui chơi, trải nghiệm trọn vẹn, giúp các con phát triển toàn diện về tư duy, thể chất, tinh thần và ở bất cứ tỉnh thành nào các con cũng được “ học tại ngôi trường của hạnh phúc”.




Hiện nay, "Mầm non Cổ Tích" chính thức nhượng quyền thương hiệu đến tất cả quý khách hàng có mong muốn phát triển cơ hội trong lĩnh vực giáo dục cũng như muốn tạo ra cho các bé một môi trường mầm non chất lượng và đúng nghĩa.

—-

“Gieo một hạt giống yêu thương sẽ mang lại một cuộc đời hạnh phúc. Duyên lành đã giúp ước mơ của bản thân được hình thành, xây dựng một ngôi Trường Mầm Non mang tên Cổ Tích ngay giữa cuộc sống hiện đại. Tôi dành cả tâm huyết của mình để mạng lại cho các con 1 môi trường sống, học tập, vui chơi, trải nghiệm trọn vẹn để giúp các con phát triển toàn diện về tư duy, thể chất và tinh thần”.

Founder- CEO: Nguyễn Thị Bích Hạnh

—-

Hotline tư vấn: 0962 83 9494

Esearch, dấu hiệu cho thấy con cần chuyển trường
“Dấu hiệu” cho thấy con cần đổi trường

Nhiều bậc cha mẹ không nhận ra được rằng nền giáo dục đã thay đổi mạnh mẽ so với khi họ còn đi học. Ngày trước, quy mô trường học và lớp học nhỏ hơn, tỷ lệ học sinh bỏ học thấp hơn, bạo lực trong trường học hầu như không xảy ra và giáo viên không “sợ hãi” khi thể hiện tình cảm với học sinh của mình hoặc thảo luận về các giá trị đạo đức. Tất nhiên, ngay cả như vậy, vẫn chưa thể nói trường học là “hoàn hảo”, nhưng ít nhất các giáo viên, đặc biệt là hiệu trưởng đều biết tên từng học sinh, đó là một điều ngày nay ngày càng HIẾM.

 

Ngày nay vì nhiều hệ thống trường công đã xuống cấp đáng kể nên các bậc phụ huynh, giáo viên và nhiều cá nhân đã “tạo ra” hệ thống các trường bán công, tư thục, dân lập để các bậc phụ huynh có nhiều sự lựa chọn hơn.

 

Vậy làm thế nào để bạn biết rằng đã đến lúc tìm kiếm một “môi trường” giáo dục khác cho con mình? Dưới đây là một số dấu hiệu ba mẹ cần lưu ý:

 

1. Con bạn có nói là ghét trường học không?

 

Nếu vậy, có lẽ có điều gì đó không ổn với việc học ở trường. Trẻ em là những “tờ giấy trắng”, nếu chúng nói muốn tiếp thu kiến thức mới, chúng sẽ “học” một cách tự nhiên, và khi chúng còn nhỏ, bạn khó có thể ngăn cản chúng học tập. Còn nếu con bạn nói rằng chúng ghét trường học, hãy lắng nghe chúng.

 

2. Con của bạn có cảm thấy khó khăn khi nhìn vào mắt người lớn, hoặc tiếp xúc với những đứa trẻ lớn hơn hoặc nhỏ hơn không?

 

Nếu vậy, con của bạn có thể đã trở nên "xã hội hóa" để chỉ có thể tương tác với các bạn trong độ tuổi của chúng — một thực tế rất phổ biến ở hầu hết các trường; và có thể trẽ sẽ mất khả năng giao tiếp với nhóm trẻ lớn hoặc nhỏ tuổi hơn, hay thậm chí là người lớn.

 

3. Con của bạn có vẻ chăm chú vào những nhãn hàng thiết kế riêng và những bộ quần áo hợp thời trang khi đến trường học không?

 

Đây là dấu hiệu của một cách “tiếp cận” chú trọng vào các giá trị bên ngoài hơn là bên trong, khiến trẻ em dựa vào vẻ bề ngoài và đánh giá nông cạn hơn.

 

4. Con bạn đi học về có mệt và cáu kỉnh không?

 

Mặc dù học sinh có thể có một ngày vất vả ở bất kỳ trường học nào, nhưng tình trạng kiệt sức và cáu kỉnh liên tục là những dấu hiệu chắc chắn rằng trải nghiệm giáo dục của chúng không mang lại năng lượng “tích cực” mà ngược lại khiến chúng “suy nhược”.

 

5. Con bạn về nhà có phàn nàn về những xung đột mà chúng đã gặp ở trường, hoặc những tình huống bất công mà chúng đã phải đối mặt?

 

Điều này có thể có nghĩa là trường học không có cách tiếp cận lấy học sinh làm trung tâm để giải quyết xung đột và giao tiếp. Nhiều trường học dựa vào cách giải quyết vấn đề nhanh chóng do người lớn đưa ra, khiến trẻ em mất đi khả năng “xử lý” cảm xúc và thảo luận một cách chu đáo về tình huống đang diễn ra.

 

6. Con bạn có mất hứng thú với việc thể hiện sự sáng tạo thông qua nghệ thuật, âm nhạc và khiêu vũ không?

 

Trong hệ thống truyền thống, các “phương diện” sáng tạo này thường được coi là thứ yếu so với lĩnh vực "học thuật" và không được khuyến khích rộng rãi. Thậm chí trong một số trường hợp, các khóa học trong lĩnh vực này không được cung cấp nữa. Sự “lãng quên” này vô tình làm mất giá trị, hoặc dập tắt những tài năng “thiên phú” ở trẻ em.

 

7. Con của bạn có ngừng đọc hoặc viết - hoặc theo đuổi một sở thích đặc biệt - chỉ để giải trí không? Chúng có đang “đầu tư” mức tối thiểu cho bài tập về nhà không?

 

Đây thường là một dấu hiệu cho thấy các hoạt động tự phát và tính độc lập của học sinh không được coi trọng trong trường học của chúng. Trẻ em có thiên hướng tự nhiên để định hướng việc học của mình; tuy nhiên, sự chú trọng vào việc đáp ứng các “yêu cầu kiểm tra tiêu chuẩn” hạn chế khả năng của giáo viên trong việc “nuôi dưỡng” và “khuyến khích” khuynh hướng này. Kết quả cho sự việc này có thể là sự thờ ơ ngày càng tăng đối với những chủ đề đã từng rất thú vị và làm mất đi khả năng sáng tạo.

 

8. Con bạn có trì hoãn làm bài tập về nhà đến phút cuối cùng không?

 

Đây là dấu hiệu cho thấy bài tập về nhà không thực sự đáp ứng được nhu cầu của trẻ — có lẽ là do đó là “công việc bận rộn” cộng với việc học thuộc lòng có thể kìm hãm sự tò mò tự nhiên của chúng.

 

9. Con bạn có về nhà nói về bất cứ điều gì thú vị đã xảy ra ở trường vào ngày hôm đó không?

 

Nếu không, có lẽ không có gì ở trường là thú vị đối với con bạn. Tại sao trường học và giáo dục không phải là một nơi vui vẻ, sôi động và hấp dẫn?

 

Nếu con bạn đã “xuất hiện” một trong các dấu hiệu nêu trên thì đã đến lúc bạn bắt đầu tìm kiếm một giải pháp thay thế. Tóm lại, không có dấu hiệu nào trong số những dấu hiệu là quá đến nỗi đáng sợ. Nhưng nếu bạn đã nhận thấy một vài trong số chúng “xuất hiện” ở con bạn thì bạn chắc chắn nên khám phá các lựa chọn thay thế giáo dục.

 

Hãy để Esearch giúp phụ huynh nhanh chóng tìm kiếm được một ngôi trường phù hợp. Bắt đầu ngay tại: www.esearch.vn

 

Nguồn: Đội ngũ Esearch