Trang chủ
Tin Tức
Dạy trẻ cách tự vệ khi bị bạn bè bắt nạt

Tại sao trẻ lại bắt nạt trẻ khác?

Vì bắt nạt người khác làm cho trẻ cảm thấy có ảnh hưởng, sức mạnh. Con người đều cần cảm thấy bản thân có ảnh hưởng, có tác động. Nếu không có được cảm giác gây ảnh hưởng một cách lành mạnh, trẻ có thể khó chống lại cám dỗ của việc gây ảnh hưởng một cách không lành mạnh.

Những trẻ cảm thấy bất lực trong cuộc sống bắt nạt trẻ khác như cách tạo ảnh hưởng giúp trẻ cảm thấy mình có sức mạnh. Với trẻ bị tổn thương, bắt nạt người khác làm trẻ cảm thấy ổn hơn một cách ngắn hạn. Với trẻ bị đe doạ, làm xấu hổ hoặc làm tổn thương, những cảm xúc này làm trẻ cảm thấy quá tải, trẻ muốn làm xấu hổ, đe doạ hoặc làm tổn thương người khác.

Thông thường, trẻ làm tổn thương người khác thường cũng đang tổn thương. Làm thế nào để giúp trẻ phát triển các kỹ năng để xử lý việc bị bắt nạt và phòng ngừa con bắt nạt người khác?

1. Làm mẫu sự đồng cảm, tôn trọng từ khi con còn nhỏ

“Nếu con đã quen ngay từ đầu rằng con được đối xử một cách tôn trọng, con sẽ dễ dàng nhận ra khi con bị đối xử một cách thiếu tôn trọng và sẽ bảo vệ mình.” Cách hiệu quả nhất để giúp con không bị bắt nạt và không trở thành kẻ bắt nạt là giúp con lớn lên trong các mối quan hệ tôn trọng, yêu thương, hơn là mối quan hệ sử dụng quyền lực, sức mạnh để kiểm soát con.

Trẻ học được từ cả 2 vai trong mỗi mối quan hệ. Nếu đánh con, con học rằng bạo lực là cách giải quyết xung đột với người khác. Nghiên cứu cho thấy trừng phạt thể chất làm tăng hành vi bắt nạt. Việc dạy trẻ bằng cách trừng phạt dạy trẻ sử dụng bạo lực với người khác hoặc để người khác sử dụng bạo lực với mình. Việc phạt con dạy trẻ rằng người lớn sử dụng quyền lực để trẻ nghe lời, và dạy trẻ rằng bắt nạt có thể chấp nhận được. Hãy sử dụng các hình thức dạy con tích cực khác.

2. Giữ kết nối với con trong mọi tình huống

Trẻ cô đơn có nguy cơ bị bắt nạt cao hơn. Trẻ thường cảm thấy xấu hỏ khi bị bắt nạt, trẻ không muốn nói với bố mẹ. 80% việc làm cha mẹ là sự kết nối gần gũi với con và chỉ 20% là hướng dẫn. Sự hướng dẫn không hiệu quả trừ khi bạn với con có mối quan hệ gắn kết, nếu không, sự hướng dẫn sẽ làm con tránh xa bạn. Vì vậy hãy ưu tiên mối quan hệ với con, giao tiếp cởi mở với con trong bất cứ tình huống nào.

3. Làm mẫu sự tự tin trong tương tác với mọi người

Nếu bạn có xu hướng dễ dàng nhượng bộ để không làm lớn chuyện, nhưng sau đó cảm thấy không công bằng, đây là lúc cần thay đổi. Con đang quan sát bạn. Hãy thử tìm các cách khác để thể hiện nhu cầu, bảo vệ quyền của bạn mà vẫn tôn trọng với người khác.

4. Hướng dẫn con cách bày tỏ ý kiến một cách tôn trọng

Trẻ cần học được rằng trẻ có thể đạt nhu cầu của mình mà vẫn tôn trọng người khác. Hướng dẫn con cách nói mà con có thể sử dụng "Bây giờ đến lượt tớ." "Nào, dừng lại." "Bỏ tay ra khỏi chân tớ." "Không làm đau người khác." "Tớ không thích cậu gọi tớ như vậy. Tớ muốn cậu gọi bằng tên tớ."

5. Dạy con các kỹ năng xã hội

Kẻ bắt nạt săn tìm trẻ dễ bị tổn thương. Nếu con gặp khó khăn trong kỹ năng xã hội, hãy ưu tiên hỗ trợ con kỹ năng xã hội để con không hấp dẫn kẻ bắt nạt. Chơi các trò chơi về kỹ năng xã hội, luyện tập ở nhà với con. Đóng vai với con các tình huống làm quen với bạn mới, tổ chức trò chơi. Ví dụ, trẻ hoà nhập nhanh thường đầu tiên quan sát trước, sau đó tìm cách phù hợp gia nhập nhóm, hơn là đột ngột xông vào. Nhiều khi vì muốn được chấp nhận, trẻ tiếp tục chơi với nhóm bạn kể cả khi bị trưởng nhóm bắt nạt.

Nếu bạn cảm thấy con có vẻ dễ bị tổn thương, hãy để ý lắng nghe con nói về tương tác với bạn bè để giúp con học cách lắng nghe cảm xúc bên trong và hỗ trợ con xây dựng mối quan hệ lành mạnh.

6. Dạy con hiểu về bắt nạt

Nghiên cứu cho thấy bắt nạt bắt đầu bằng lời nói. Phản ứng đầu tiên của “nạn nhân” quyết định trẻ còn tiếp tục là đối tượng hướng đến hay không.

Nếu kẻ bắt nạt thấy cảm thấy thành công trong việc làm trẻ cáu giận, cảm giác quyền lực, việc bắt nạt thường sẽ tăng tiến. Vì vậy nên thảo luận với con TRƯỚC KHI bắt nạt xảy ra để khi xảy ra tình huống đó, con có thể xử lý thành công khi kẻ bắt nạt “thử” phản ứng của con.

7. Chuẩn bị bằng cách đóng vai để con cảm thấy thoái mái khi xử lý tình huống bị trêu trọc và khiêu khích

Đóng vai với con cách con thể bảo vệ mình khi bị bắt nạt. Chỉ cho con thấy kẻ bắt nạt muốn trẻ có phản ứng làm cho mình có quyền lực, con thể hiện cảm xúc và đánh lại chính là phản ứng kẻ bắt nạt muốn. Giải thích với con khi con không thể kiểm soát hành vi của kẻ bắt nạt, con có thể kiểm soát phản ứng của mình.

Trong mọi tương tác, cách con phản ứng có thể làm tính huống tăng tiến hoặc giảm nhẹ.

Con cần tránh “sa đà” vào tình huống đó bất kể kẻ bắt nạt làm con giận dữ thế nào. Chiến lược tốt nhất để giữ phẩm giá của bản thân và giữ phẩm giá cho “kẻ bắt nạt”—Nói cách khác, giữ phẩm giá bản thân bằng cách đi ra khỏi tình huống đó, và không tấn công hoặc xúc phạm kẻ bắt nạt.

Để làm điều đó, nói một cách bình tĩnh:

"Cậu ạ, tớ sẽ bỏ qua điều cậu nói."

"Tớ nghĩ là tớ có việc khác cần làm."

"Không, cám ơn cậu."

Rồi, đi ra chỗ khác.

Dạy con đếm từ 1 đến 10 để giữ bình tĩnh, nhìn vào mắt kẻ bắt nạt và nói như trên. Luyện tập với con cho đến khi con có thể nói một cách cương quyết, bình tĩnh.

8. Giải thích cho bé

Nói với trẻ không có gì xấu hổ khi cảm thấy sợ người bắt nạt, khi đi ra chỗ khác và nói với người lớn để được giúp đỡ Tình huống bắt nạt có thể leo thang, và giữ an toàn quan trọng hơn giữ thể diện.

9. Dạy trẻ can thiệp để phòng ngừa bắt nạt khi chứng kiến

Chuyên gia về lĩnh vực bắt nạt Michele Borba nói rằng các nghiên cứu cho thấy trẻ có thể ngừng việc bắt nạt một nửa thời gian, trong vòng 10 giây.

Can thiệp: Đồng hành với trẻ đang bị bắt nạt và đưa bạn ra khỏi tình huống nguy hiểm

– Đứng cạnh trẻ bị bắt nạt, dẫn bạn đi ra chỗ có thể có người lớn giúp đỡ. Nói "Trông bạn có vẻ buồn" hoặc "Cô đang đi tìm cậu đấy" hoặc "Cô giáo bảo tớ đi tìm cậu cho cô."

Tìm kiếm sự giúp đỡ

– Người bắt nạt thích có khán giả theo dõi. Lôi kéo các bạn khác ủng hộ con bằng cách nói “Các cậu ơi, tớ cần các cậu giúp”, sau đó đi “ Nào, đi thôi!” Và nếu bạn thấy không bị nguy hiểm, gọi cô giáo.

10. Hướng dẫn các kỹ năng tránh bắt nạt cơ bản

Bắt nạt xảy ra khi không có mặt người lớn. Nếu con đã từng bị bắt nạt, con nên tránh nơi không được giám sát. Ngồi trên hàng đầu trên xe buýt, đứng trên hàng đầu, ngồi gần bàn có người lớn là chiến lược để tránh bắt nạt.

11. Đừng ngần ngại can thiệp

Nhiệm vụ của phụ huynh là bảo vệ con. Hướng dẫn con bảo vệ mình, gọi điện cho thầy cô giáo hoặc hiệu trưởng. Đừng làm con cảm thấy con phải xử lý việc bị bắt nạt một mình. Kể cả khi không tổn thương thể xác, con cũng đang bị tổn thương tinh thần một cách sâu sắc. Sự xúc phạm, cô lập ảnh hưởng lớn đến tâm lý con.


Nếu trường không thể bảo vệ con, có thể xem xét việc chuyển trường.

 

Nguồn: Vietnamnet

Vận động nào quan trọng với trẻ nhỏ

    Cùng Esearch tìm hiểu về "vận động tinh", "vận động thô" và hình thức vận động nào quan trọng hơn đối với trẻ nhỏ.


    Vận động tinh là gì?

      Kỹ năng này dần phát triển thông qua kinh nghiệm của trẻ, học hỏi từ người lớn và tiếp xúc với nhiều loại đồ chơi, vật liệu, thậm chí cả thực phẩm. Trẻ em thường bắt đầu có được những kỹ năng này ngay từ khi mới chỉ vài tháng tuổi và tiếp tục học các kỹ năng bổ sung suốt quá trình phát triển.

      Kỹ năng vận động tinh là một trong những kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải thành thạo để có thể hoạt động linh hoạt nhất. Kỹ năng vận động tinh giúp trẻ có thể tự thực hiện việc chăm sóc bản thân như đánh răng, mặc quần áo...


      Vận động thô là gì?

      Kỹ năng vận động thô (Gross motor skills) là sự vận động những nhóm cơ lớn ở tay, chân và thân mình. Các hoạt động vận động thô bao gồm lăn, bò, trườn, xoay người, đá chân, vung tay, nhảy, kéo, đẩy, ném, trèo, đi bộ và nhiều dạng hoạt động khác nữa.

      Khi vận động thô phát triển, trẻ sẽ đạt được những kỹ năng quan trọng như đi thăng bằng, nhảy, đá, ném và bắt, đọc, viết,… Vận động thô cũng giúp trẻ biết cách phối hợp và kiểm soát linh hoạt 3 kỹ năng cân bằng, sức mạnh của cơ bắp và khả năng điều khiển. Điều này sẽ xây dựng nền tảng hoàn thiện mạng lưới thần kinh não và tạo tiền đề cho việc phát triển vận động tinh tự nhiên của trẻ. 

      Nếu không được kích thích phát triển kỹ năng vận động thô, trẻ rất dễ rơi vào trạng thái chậm chạp, cơ thể ì trệ, chiều cao chậm tăng trưởng, sức bền giảm sút và trí lực kém do thiếu sự cân bằng giữa 2 bán cầu não.

       


      Vận động nào quan trọng với trẻ?

      Vận động tinh và vận động thô luôn có sự tác động qua lại với nhau. Vận động thô làm tiền đề để vận động tinh phát triển. Trong đó thì vận động thô quan trọng hơn vì khi trẻ gặp vấn đề khi thực hiện các hoạt động vận động tinh thì bác sĩ sẽ kiểm tra các hoạt động thô trước. Bởi vì vận động thô là trung tâm của:

      1. Sự ổn định cơ thể và kiểm soát tư thế: Có thể giữ người ở tư thế thẳng và giữ nguyên một số bộ phận nhất định của cơ thể là không hề dễ dàng. Điều này bắt đầu từ khi trẻ sơ sinh giữ vị trí đầu và phát triển dần lên với các mốc về sự phát triển kỹ năng vận động thô.

      2. Tăng cường sức mạnh tay: Việc bò trườn giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng vận động tinh bằng cách tăng cường sức mạnh ở đôi tay, kéo dài các cơ ngón tay, phát triển cơ lòng bàn tay.

      3. Sức bền: Các hoạt động tại trường học như viết và các hoạt động khác là một cuộc chạy đua của kỹ năng vận động tinh. Để hoàn thành các hoạt động đó, trẻ cần đến sức bền để giữ cho các nhóm cơ lớn ổn định nhằm kéo dài thời gian hoạt động. Phát triển kỹ năng vận động thô giúp xây dựng sức bền con cần cho các hoạt động vận động tinh. 

      4. Sự phối hợp các bộ phận: Những trò chơi đơn giản như ném - bắt bóng là các hoạt động vận động thô giúp phát triển sự phối hợp các bộ phận, cụ thể là tay và mắt để tạo nền móng cho bé tiếp tục thành thạo được các nhiệm vụ vận động tinh.

      Trẻ em phát triển các kỹ năng vận động theo độ tuổi ở các mức độ khác nhau. Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng mà sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay, ngón tay giúp trẻ thực hiện được nhiều động tác khó.

      05 bước giúp bé "cai bỉm" hiệu quả

      Phần lớn ba mẹ đều đau đầu khi con thường xuyên bị hăm mông do mặc bỉm lâu và nếu tính ra thì hàng tháng khoản tiền mua bỉm cũng không hề nhỏ. Vì vậy, để bé không bị phụ thuộc vào bỉm, thì ngay từ 15 tháng tuổi, ba mẹ hãy giúp bé bỏ bỉm từ từ nhé.

       

      Sau đây là 05 điều giúp ba mẹ từng bước cai bỉm cho bé:

      1. Cứ 30 phút cho trẻ đi vệ sinh một lần

      Mới bắt đầu hãy cho bé bỏ bỉm vào buổi sáng và chiều. Nhưng khi ra khỏi nhà thì vẫn cho bé.

      Cho bé ăn uống, hoạt động bình thường nhưng cứ 30 phút hãy nhắc trẻ hoặc xi cho trẻ đi vệ sinh một lần. Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày để hình thành thói quen cho bé.

       

      2. Chuẩn bị những chiếc bô xinh xắn và sạch sẽ

      Việc chuẩn bị những chiếc bô xinh xắn, có màu mà bé thích sẽ giúp bé hứng thú với việc đi vệ sinh hơn.

       

      3. Luôn khen ngợi và kiên nhẫn

      Hãy kiên nhẫn, tránh la mắng bé khi bé lỡ đi vệ sinh ra ngoài. Trẻ con rất dễ bị tổn thương, nếu bị la mắng thì trẻ sẽ sợ và có thể kết quả sẽ ngược lại với những gì ba mẹ mong muốn. Hãy dành những lời khen ngợi như “con giỏi quá” để động viên và giúp trẻ thích thú với việc đi vệ sinh đúng giờ. 

       

      4. Quan sát hành động của trẻ

      Sẽ có lúc con bạn sẽ nói với bạn sau khi chúng đã đi vệ sinh ra ngoài rồi, nhưng bạn đừng vội nóng giận vì đó là biểu hiện các bạn nhỏ của chúng ta đã nhận thức được việc đi vệ sinh. Hãy nhắc nhở để bé biết rằng trước khi đi vệ sinh hãy nói với ba mẹ. 

       

      5. Bỏ bỉm đêm 

      Bước cuối cùng chính là bỏ bỉm đêm. Đây mới thực sự là thử thách lớn của ba mẹ. Chắc chắn rằng bỏ bỉm đêm sẽ khó khăn hơn bỏ bỉm ngày. Trước khi chuyển đến bước này, nên thay đổi thói quen uống sữa/ nước của bé một chút, giảm lượng sữa/ nước trước giờ đi ngủ và cố gắng cho bé đi vệ sinh trước khi đi ngủ. Dấu hiệu bé đã sẵn bỏ bỉm là khi bạn thấy bỉm của bé khô ráo suốt cả đêm dài.

       

      Bỏ bỉm cũng là cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy hãy kiên nhẫn để có thể giúp con bỏ bỉm một cách hiệu quá nhất.



      Hoạt động thể thao nâng cao sức khoẻ

      Mùa hè đã đến rồi, ba mẹ hãy dành thời gian cho các con vận động cơ thể thông qua những môn thể thao phù hợp, như bơi lội, bóng đá, cầu lông, bóng rổ...

      Một số trung tâm thể thao ba mẹ có thể tham khảo cho bé tham gia vào mùa hè này:

      1/ Học Viện Bóng Rổ YourLife

      Nơi ươm mầm các ước mơ vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp. Học viên của Học viện bóng rổ Yourlife sẽ được đào tạo: năng khiếu bóng rổ, sự tập trung, kiên trì, tôn trọng đối thủ, teamwork, thửthách làm quản lý, cư xử lễ nghĩa, cùng vượt qua khó khăn và không bao giờ bỏ cuộc. Hiện học viện đã có 14 cơ sở tại các quận huyện.

      https://www.esearch.vn/vi/school/hoc-vien-bong-ro-yourlife-e-318

       

      2/ Học Viện Bóng Rổ TP.HCM - Thể Thao Tầm Vóc Việt Nam (TVVN)

      TVVN đầu tư bài bản về chương trình học bóng rổ theo chuẩnquốc tế với đội ngũ HLV là VĐV, HLV chuyên nghiệp đến từ đội tuyển quốc gia Việt Nam và các đội bóng lớn trong cả nước. TVVN áp dụng giáo trình cụ thể giúp định hướng tương lai thông qua bóng rổ như : tự tin, đoàn kết, giúp đỡ nhau làm việc nhóm, ...Những điều đó giúp cho con năng động và khỏe mạnh, phát triểntheo hướng " Tự lập, tự tin và tử tế "

      https://www.esearch.vn/vi/school/hoc-bong-ro-tphcm-the-thao-tam-voc-viet-nam-e-319

       

      3/ Trung Tâm Huấn Luyện Thể Thao Ngôi Sao Bóng Đá Việt Nam - Nhật Bản (VJSS)

      Thành lập từ năm 2013, đến với VJSS các em nhỏ có cơ hội phát triển trong môi trường năng động,an toàn, chuyên nghiệp. Các em có thể tự tin hơn, thể hiện tinh thần đồng đội,kết nối bạn bè, tính kỷ luật, sự kiên trì làm việc nhóm, cư xử theo phong cáchđẹp,... thông qua những bài tập về bóng đá. Đó là mục tiêu VJSS như là một CLB bóng đá trẻ, thu nhận học viên nam nữ thuộc mọi tầng lớp.

      https://www.esearch.vn/vi/school/trung-tam-huan-luyen-the-thao-ngoi-sao-bong-da-viet-nam-nhat-ban-vjss-e-320

       

      4/ Học Viện Bóng Đá Sài Gòn (SFA)

      Học bóng đá tại SFA giúp các bé phát triển kỹ năng chơi bóng, hoàn thiện bản thân (tăng sự tập trung, phát triển tinh thần làm việc đội nhóm, tính đoàn kết, hoà đồng, chia sẻ, tính chiến đấu và chiến thắng bản thân...)

      Bên cạnh các hoạt động tập luyện hàng ngày, SFA thường xuyêntổ chức giải đấu cộng đồng, các hoạt động thi đấu giao lưu, các chuyến du đấu, các hoạt động vui chơi lành mạnh cho các học viên cùng gia đình.

      https://www.esearch.vn/vi/school/hoc-vien-bong-da-sai-gon-sfa-e-321

       

      5/ Công Viên Bạt Nhún JUMP ARENA

      Công viên bạt nhún JUMP ARENA là sự kết hợp giữa sân chơi vận động, trung tâm thể thao và công viên giải trí dành cho mọi lứa tuổi. Đây là nơi mà tất cả mọi người đều được TỰ DO là chính mình, khai phá kỹ năng và bùng nổ cảm xúc cùng các bộ môn thể thao và thử thách độc lạ. JUMP ARENA không chỉ là một sân chơi thể thao mà còn là một đấu trường, nơi mọi người có thể bật lại HỨNG KHỞI, nâng cao tinh thần đồng đội và RÈN LUYỆN THỂ CHẤT.

      https://www.esearch.vn/vi/school/cong-vien-bat-nhun-jump-arena-e-322

       

      (Tiếp tục cập nhật)

       

      Với tình hình hiện nay, ba mẹ nên ưu tiên chọn lựa những môn thể thao ngoài trời, ít tiếp xúc cá nhân để phòng tránh lây lan dịch bệnh, và nếu được hãy chọn những hoạt động có thể tham gia cùng con để trải nghiệm mùa hè của con sẽ thật vui và ý nghĩa!


       

      "Ấu dâm" – Và những điều ba mẹ cần dạy con từ nhỏ

       "Dư luận đã từng căm phẫn với dụ người đàn ông 60 tuổi xâm hại tình dục trẻ em ở Vũng Tàu. Hay bé gái 7 tuổi bị xâm hại tình dục ở Sài Gòn. Đau lòng hơn là sự việc xảy ra ở Hà Nội, Công an huyện Hoài Đức tạm giữ một thầy giáo bị phụ huynh tố có hành vi xâm hại 9 học sinh lớp 3 vào năm 2018."

       

      Các bậc cha mẹ hiện tại có thể đã quan tâm các nội dung phòng chống xâm hại tình dục cho con nhưng đều thực hiện nửa vời, không tới nơi tới chốn, thiếu kỹ năng kiến thức để trao đổi với con. Chỉ khi nào có sự việc xảy ra gây xôn xao dư luận thì cha mẹ mới giật mình xem lại. Vậy phòng tránh nạn ấu dâm, ba mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng gì?

      1. Giáo dục con từ sớm về những bộ phận nhạy cảm, không ai được đụng vào

      Đây là nguyên tắc đầu tiên mà ba mẹ cần dạy con ngay từ khi con nhỏ và nên nhắc nhở hằng ngày để con hiểu rằng:

      - Phần thân thể được đồ lót che phủ là bộ phận sinh dục của mỗi người. Đồ lót bao gồm “quần lót” của cả con gái lẫn con trai và thêm “áo lót” khi bé gái lớn lên.

      - Bộ phận sinh dục là “tài sản riêng” của con, không ai được phép xâm phạm, sờ mó, đụng chạm trừ ba mẹ - ông bà – cô giáo khi tắm rửa làm vệ sinh và bác sĩ khi thăm khám. Nhưng nếu ai làm con khó chịu, sợ hãi, phải biết nói “KHÔNG”, biết phản kháng để chấp dứt hành động kia.

      - Nếu bất cứ ai chạm vào “vùng đồ lót” của con dù bên ngoài hay bên trong thì con có quyền nói người đó dừng lại hoặc hét lên.

      2. Dạy con thói quen bảo vệ bản thân ngay từ cách cư xử hằng ngày.

      Ba mẹ cần dạy con dùng cái bắt tay để giao tiếp với mọi người và mình luôn tránh để con bị người ngoài gia đình, người không quen lắm thơm má, ôm hôn con.

      Người lớn trong nhà không bao giờ được lấy bộ phận sinh dục của con ra để đùa vui, tình trạng này khá phổ biến với các mẹ khi hay kiểu “cái chim của mẹ đâu?”. Thay vào đó hãy dạy rằng đó là bộ phận đi tè, bình thường không ai được động vào, trừ khi ba mẹ, ông bà tắm rửa cho con.

      Dạy con tự quản lý thân thể từ sớm như tự tắm rửa, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo,... Ba mẹ chỉ nên trợ giúp khi cần thiết. Để tạo cho con thói quen chủ động và biết từ chối, ba mẹ luôn dạy con rằng con được phép nêu ý kiến với bất cứ ai, ngay cả đối với cô giáo cũng vậy, miễn là nói lịch sự, tôn trọng...

      3. Trò chuyện tâm tình hằng ngày với trẻ

      Luôn lắng nghe con kể chuyện ở trường, đây là thói quen nên được hình thành từ rất nhỏ. Nhờ đó ba mẹ mới biết được con mình ở trường như thế nào, thầy bạn ra sao, vui chơi ra sao, học hành thế nào,...

      Học cách quan sát con, xem thái độ con vui buồn thế nào, để tránh việc con có thể vì không muốn ba mẹ buồn lo mà không kể.

      Tóm lại là luôn tâm tình với con, ba mẹ hoặc ông bà phải là chỗ để con tin tưởng, trao đổi vào bất cứ lúc nào, chỉ khi nào con có bất cứ chuyện gì cũng đều quay về nhà lao vào vòng tay của ba mẹ, ông bà,... là tốt nhất.

       

      Để con được sống vui vẻ, hòa đồng trong xã hội, tin tưởng con người, mỗi khi dạy con về việc bảo vệ cơ thể, ba mẹ đều nói cho con hiểu rằng những người lạm dụng trẻ con đó thực ra không có nhiều. Ba mẹ chỉ dạy con như vậy để tránh rủi ro. Với cách dạy như vậy thì trẻ sẽ vừa có ý thức tự bảo vệ bản thân, đồng thời không trở nên quá đa nghi và lo lắng về môi trường xung quanh mà làm mất đi tự tin & tuổi thơ đẹp đẽ của mình.




      Lớp học âm nhạc cho trẻ lứa tuổi mầm non

      Âm nhạc không đơn thuần chỉ là giải trí, nó còn mang lại nhiều lợi ích cho con người, đặc biệt là sự phát triển ở trẻ nhỏ. Giúp các em có thể tối ưu hóa các kỹ năng quan trọng như ghi nhớ, biểu đạt cảm xúc, hỗ trợ các em trong con đường học vấn tương lai. Âm nhạc tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ tự tin thể hiện bản thân, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng sống cũng như biết phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa cơ thể và tâm trí. Vì thế phát triển kỹ năng âm nhạc là điều cần thiết cho trẻ.

      Đặc biệt hơn là mùa hè đang cận kề, đây là khoảng thời gian quý báu giúp các bé vừa học vừa chơi. Hiểu được tình hình chung của các bé cũng như nhu cầu của phụ huynh, dưới đây là danh sách 9 trường nghệ thuật âm nhạc uy tín, mời quý phụ huynh tham khảo:

      1. Học Viện Nghệ Thuật Alu Academy

      https://www.esearch.vn/.../hoc-vien-nghe-thuat-alu...

      2. Trung Tâm Nghệ Thuật Happy Art School

      https://www.esearch.vn/.../trung-tam-nghe-thuat-happy-art...

      3. Học Viện Nghệ Thuật Elite Arts Academy

      https://www.esearch.vn/.../hoc-vien-nghe-thuat-elite-arts...

      4. Young Artists Studio

      https://www.esearch.vn/vi/school/young-artists-studio-e-295

      5. Trường Âm Nhạc và Nghệ Thuật Neokid

      https://www.esearch.vn/.../truong-am-nhac-va-nghe-thuat...

      6. Bella Nota

      https://www.esearch.vn/vi/school/bella-nota-e-298

      7. Emma Music & Arts Academy

      https://www.esearch.vn/.../emma-music-arts-academy-e-299

      8. Trung Tâm Âm Nhạc Armuli Quận 2

      https://www.esearch.vn/.../trung-tam-am-nhac-armuli-quan...

      9. Trung Tâm Âm Nhạc Simon

      https://www.esearch.vn/.../trung-tam-am-nhac-simon-e-314