
Khen ngợi trẻ như thế nào là phù hợp

Những lưu ý khi xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo
Để xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng, mẹ cần biết những lưu ý sau đây nhé.
1. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo nên tăng số lượng bữa ăn để đáp ứng nhu cầu năng lượng
Nhu cầu năng lượng trung bình của trẻ 1 - 3 tuổi là 1180 Kcal/ngày, còn trẻ từ 4 - 6 tuổi cần ít nhất 1470 Kcal/ngày. Khi càng lớn, trẻ càng cần nhiều năng lượng để vận động, học hỏi, vui chơi và phát triển thể chất. Thông thường, trẻ sẽ ăn 5 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
2. Ba bữa ăn chính trong thực đơn cho trẻ mẫu giáo phải đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng
- Chất bột (đường): Là các loại ngũ cốc cơ bản như gạo, ngô, khoai, sắn, mì... Đây là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong bữa ăn.
- Chất đạm: Đạm cung cấp các acid amin cần thiết mà cơ thể người không tự tổng hợp được. Bữa ăn cho trẻ cần cân đối nguồn đạm động vật (thịt, cá, trứng...) và đạm thực vật (đậu đỗ, rau củ...) để trẻ dễ hấp thu, tiêu hóa.
- Chất béo: Bao gồm dầu ăn, mỡ, lạc, vừng... là nguồn cung cấp năng lượng và các acid béo cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày, trẻ cần 50g chất béo từ các nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác nhau, và khẩu phần ăn nên cân đối lượng chất béo gốc động vật và thực vật theo tỷ lệ 7:3.
- Nhóm vitamin và chất khoáng: Bao gồm các thực phẩm dinh dưỡng là những loại rau xanh và quả chín. Đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ cho cơ thể, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa.
3. Thực đơn cho trẻ mẫu giáo cần tuân thủ theo mùa
Tùy vào mỗi mùa, cần sắp xếp bữa ăn và thực đơn cho trẻ mẫu giáo khác nhau, ví dụ trong mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là vô cùng cần thiết.Bên cạnh đó, cần phải cân đối việc thức ăn theo mùa và khẩu vị của trẻ. Các món ăn cho trẻ cần được chế biến sạch sẽ, ăn chín uống sôi để tránh các căn bệnh về đường tiêu hóa cho trẻ nhất là vào mùa nắng nóng.
4. Những lưu ý khác khi xây dựng thực đơn cho trẻ mẫu giáo
Hạn chế sử dụng thực phẩm đóng gói và chế biến sẵn.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến thức ăn cũng như khi cho trẻ ăn.
Món ăn cho trẻ phải sử dụng gia vị hợp lý: trẻ nên ăn dưới 100g muối/ tháng và nên sử dụng muối iod để nêm nếm thức ăn cho trẻ.
Uống đủ nước: Tùy theo mức độ vận động cũng như nhu cầu của mỗi trẻ, trung bình trẻ cần 1 - 1,5 lít nước mỗi ngày. Lưu ý: mức nước này đã bao gồm cả lượng sữa và nước trái cây hàng ngày cho trẻ.
Các bữa phụ của trẻ nên là những thực phẩm dinh dưỡng như trái cây, sữa hộp. Hạn chế các loại bánh kẹo ngọt, nước có gas/nhiều đường.

CÁC CÂU LẠC BỘ, TRUNG TÂM DẠY BÓNG ĐÁ Ở HỒ CHÍ MINH

Ứng xử ra sao khi trẻ trở nên bướng bỉnh
Những lúc trẻ bướng bỉnh, khó bảo, nếu bốmẹ phản ứng mà không suy nghĩ thì chỉ khiến thái độ của con càng thêm tiêu cực.Vậy phải làm gì trong hoàn cảnh này? Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bốmẹ khi đối phó với những đứa trẻ khi trở nên bướng bỉnh.
Lắngnghe trẻ
Nếu bạn muốn có cách dạy trẻ bướngbỉnh hiệu quả nhất thì việc đầu tiên nên làm đó là bạn nên lắng nghe trẻ.Bởi giao tiếp luôn mang tính hai chiều, có thể trao đổi trực tiếp thông tin vớinhau.
Không nên ép buộcbé
Khi bạn muốn trẻ làm điều thì đó thì hãy cân nhắc xem đó có nằm trongkhả năng của bé không, và bé có kiên nhẫn để thực hiện không? Nếu bạn ép trẻlàm gì đó bé không thích hoặc không nằm trong khả năng thì tâm lý bé sẽ phảnkháng và làm ngược lại.
Để con được lựachọn
Một số bé khi đã bướng bỉnh thì sẽ không thích được ba mẹ hướng dẫn rằngmình nên làm gì, nên bạn hãy cho con những lựa chọn tốt nhất về cách dạytrẻ bướng bỉnh để con không có cảm giác mình bị ép buộc.
Giữ bình tĩnh vớicon
Khi trẻ đã bướng bỉnh thì sự quát mắng hay lớn tiếng chỉ là những hànhđộng vô ích đối với bé. Vì như vậy chỉ khiến bé tức giận và chống lại nhiềuhơn, làm cho những phản ứng của bé càng trở nên gay gắt.
Dạy trẻ bướng bỉnhbằng việc tôn trọng con
Đây là một trong những cách dạy trẻ bướng bỉnh hiệu quả nhất,bởi con có thể không chấp nhận làm theo lời bố mẹ nhưng bé sẽ thấy thật tuyệtvời khi bạn tôn trọng ý kiến của bé.
Cùng con hợp tác
Các bé bướng bỉnh thường rất nhạy cảm với những gì ba mẹ làm với mình.Vì vậy, khi bạn giao tiếp nói chuyện với bé, hãy dùng những ngôn ngữ, giọngđiệu và sử dụng cơ thể một cách hợp lý, tránh gây cho bé sự hiểu lầm. Đôi khi,sự quan tâm hợp tác cùng bé sẽ giúp cách dạy đứa con bướng bỉnh củabạn trở nên dễ dàng hơn.
Dành thời gian tròchuyện cùng con
Trẻ bướng bỉnh cho yếu là để phục vụ cho mục đích và sự mong muốn củamình. Vậy thì bản thân là bố mẹ thì bạn nên tìm hiểu mong muốn, nguyện vọng củacon trước.
Tạo không khí vuitươi
Gia đình là nơi trẻ được gắn bó trong suốt quá trình phát triển, vì vậyhãy tạo một không khí vui tươi, gần gũi ngay trong gia đình của mình.
Hiểu được quan điểm của con
Để biết được vì sao các bé nhà mình trở nên bướng bỉnh thì đầu tiên cầnnhìn nhận từ góc độ của bé. Bạn phải tự đặt mình vào vị trí là bé thì sẽ nhưthế nào, thấu hiểu những gì bé đang phải trải qua.
Phớt lờ các đòi hỏikhông thỏa đáng ở trẻ
Khi phụ huynh đáp ứng ngay những yêu cầu của trẻ cũng là một nguyên nhângây nên sự bướng bỉnh ấy. Khi trẻ thấy bạn luôn đồng ý với những điều kiện củamình, bé sẽ thấy rằng mình muốn gì thì bố mẹ cũng cho.
Muốn thay đổi suy nghĩ của một đứa trẻ cứng đầu, bướng bỉnh thì bố mẹphải nên dành những lời động viên khen ngợi cho con của mình nhiều hơn. Đừnggay gắt quát mắng khi con làm sai, mà hãy phân tích từ từ cho con hiểu và hướngdẫn con làm lại cho đúng hơn.
Nguồn:Esearch tổng hợp

Việt Nam đứng đầu danh sách "Top 12 trường mẫu giáo đẹp nhất Thế Giới"
Trong bảng xếp hạng top 12 trường mầm non đẹp nhất do tạp chí kinh tế uy tín Business Insider(Mỹ) thực hiện, trường mầm non Farming Kindergarten của Việt Namđã xuất sắc giành được vị trí đầu bảng. Với không gian mở, được bao bọc bởi sức xanh thiên nhiên tươi đẹp, mội môi trường học tập gần gũi với thiên nhiên sẽ giúp nâng cao nhận thức của các em, chính vì thiết kế độc lạ này mà trường mầm non Farming Kindergarten không chỉ nổi tiếng ở Việt Nam mà còn được thế giới công nhận.
Được biết, Trường mẫu giáo Farming Kindergarten là một trong những tác phẩm thiết kế tiêu biểu của kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa và là một trong những công trình xanh tiêu biểu của Việt Nam. Thiết kế độc đáo của công trình kiến trúc này nằm ở phần mái vòm được che phủ bằng lớp cỏ xanh mướt, tạo nên sự kết nối tuyệt vời giữa trẻ nhỏ với nguồn gốc nông nghiệp của đất nước.
Trường có diện tích 3.800m2 với thiết kế hình xuyến kết nối mái nhà và sân chơi tạo nên một màu xanh trải dài liên tục. Kết cấu xoắn ốc của ngôi trường tạo thành ba vòng gắn liền mô phỏng hình dạng cỏ ba lá độc đáo, nhờ đó mà trường có được ba sân trong vui chơi cho trẻ. . Hành lang nối ba vòng tròn này mở hai bên làm tối đa hóa sự thông gió tự nhiên và ánh sáng, cũng như thể hiện tính lưu động các hoạt động của trẻ. Với 1,5 tầng, toàn bộ phần mái nhà và khuôn viên trong ngoài được tận dụng tối đa hóa diện tích vui chơi và học tập ngoài trời của các em. Ngoài ra, ngôi trường có tổng cộng 18 phòng học, nhiều phòng chức năng như phòng âm nhạc, hội họa, y tế, nhà bếp, thể dục, trò chơi… có thể đáp ứng được tới 700 trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.
Trường mầm non Farming Kindergarten được thiết kế cho những con em công nhân có thu nhập thấp trong nhà máy và kinh phí xây dựng khá hạn chế, tuy nhiên lại có nét độc đáo riêng so với các trường mầm non khác. Bên cạnh đó, nó còn giải quyết được vấn đề về biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, bởi phần thiết kế trên mái nhà có thể trồng rau nhằm cung cấp thực phẩm rau sạch vàphục vụ cho giáo dục nông nghiệp, còn giúp cho trẻ em có thể kết nối với thiên nhiên.
Thật vậy, với không gian xanh trong lành, vừa học vừa chơi như thế này sẽ là điều kiện tốt nhất để các bé có thể phát triển những khả năng của cơ thể. Môi trường là lá phổi xanh của con người, vì vậy bảo vệ môi trường cũng là bảo vệ cuộc sống chúng ta, ở trong môi trường trong lành cũng sẽ rất tốt cho tinh thần và thể chất của mọi người. Vì thế, mong rằng trong tương lai Việt Nam sẽ có nhiều công trình xanh thật ý nghĩa để góp phần giáo dục và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các bé.
Ngoài ra, thứ hạng các trường mẫu giáo góp mặt trong danh sách này là:
2. Trường École Maternelle Pajol, Pháp
3.Trường mẫu giáo Shining Stars, tọa lạc tại thủ đô Jakarta, Indonesia
4. Trường mẫu giáo Fuji ở Tachikawa, Nhật Bản
5. Trường mẫu giáo Wolfartsweier ở Karlsruhe, Đức
6. Trường mẫu giáo Hanazono, Miyakojima, Nhật Bản
7. Trường mẫu giáo Loop Kindergarten, Thiên Tân, Trung Quốc
8. Trường Sarreguemines, nằm ở Sarreguemines, Pháp
9. Trường John Septimus Roe Anglican Community, Australia
10.Trường mẫu giáo Quốc tế ở Bangkok, Thái Lan
11. Trường mẫu giáo OA, thành phố Saitama, Nhật Bản
12. Trường mẫu giáo Olympiads, Paris, Pháp
Nguồn: Esearch tổng hợp

Những lợi ích khi trẻ học chơi đàn
Chơi đàn là một bộ môn giúp con người phát triển gần nhưtoàn diện về cơ thể, vì thế cha mẹ nên cho trẻ làm quen với đàn sớm để các bécó thể khám phá được bản thân và những điều mới lạ. Vậy những lợi ích khi cho trẻ học chơi đàn sớmcụ thể là gì? Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
1. Cơ thể linh hoạt hơn
Các loại đàn nói chung như đàn piano, guitar, violon,… đòi hỏitrẻ vận động cả 2 tay cùng lúc và theo 2 cách khác nhau. Nên việc học chơi đàngiúp các bé thuận cả 2 tay, thực hiện những động tác phối hợp khó, đặc biệt làkhi tham gia các hoạt động thể chất, trẻ sẽ có được kỹ năng phối hợp các bộ phậncơ thể, ước lượng thời gian chính xác và phản xạ tốt khi thực hiện các độngtác, như múa, khiêu vũ, chuyền bóng,…
2. Phát triển kĩ năng giao tiếp – tự tin
Ở các lớp học nhạc các bé thường được giao bài làm nhóm,trong đó mỗi bé được giao một nhiệm vụ khác nhau để đóng góp vào “bài tập”chung. Vì thế đòi hỏi các bé phải giaotiếp, bàn luận, tương tác để hoàn thành mục tiêu chung một cách tốt nhất. Hoặcrộng hơn là trong trong ban nhạc, các bé phải phối hợp nhịp nhàng cùng các bạnđể tạo nên giai điệu hài hòa. Nếu đánh quá to hay quá nhanh, các bé cần điều chỉnhlại để phù hợp với cả ban nhạc.
3. Rèn luyện tính kiên nhẫn
Khi chơi đàn, các bé không chỉ phải học cách điều khiển cácphím đàn hay dây đàn, mà các bé còn phải thuộc được bài nhạc, các nốt nhạc vàluyện tập nhiều giờ, nhiều ngày thậm chí là nhiều năm. Điều này giúp các bé cóđược tính kiên nhẫn và kỷ luật với bản thân hơn.
4. Giúp trẻ nâng cao khả năng học thuật
Nhiều cha mẹ cho rằng học đàn là môn thuộc về năng khiếu,nhưng thực chất âm nhạc và các môn tự nhiên có mối liên hệ khá mật thiết. Khi họcvề tiết tấu, giai điệu và thanh âm, trẻ sẽ hiểu hơn về phép chia, phân số vàcông thức toán, bên cạnh đó khi đã quen tai với một bài hát, trẻ bắt đầu nhẩm lạigiai điệu – vốn đòi hỏi vận dụng từ trí nhớ ngắn hạn đến dài hạn. Đó là một kỹthuật ghi nhớ mà sau này trẻ có thể áp dụng để phát triển các kỹ năng ghi nhớkhác.
5. Mở rộng vốn văn hóa
Khi học chơi đàn, các bésẽ có cơ hội tìm hiểu về nét đặc trưng văn hóa của loại đàn đó. Chẳng hạn nhưnguồn gốc của đàn violon hiện đại là từnước Ý, nhưng đàn violon cổ điển lại bắt nguồn từ Đức và Áo. Hay nguồn gốc củađàn guitar là từ Tây Ban Nha và du nhập vào Việt Nam những năm 1920, người sử dụngđầu tiên là các nghệ sĩ cải lương. Được tiếp thu kiến thức về nhiều nền văn hóakhác nhau từ nhỏ sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú hơn, cũng như đượckhơi tình yêu học hỏi, sự tò mò, và mong muốn khám phá những khiến thức mới lạ.
Nguồn: Tổng hợp