Trang chủ
Tin Tức
CÁCH PHÒNG NGỪA BỆNH CẢM CÚM CHO TRẺ

Vào thời điểm giao mùa, dịch bệnh cảm cúm rất dễ bùng phát, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm và lây lan nhanh nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp và sinh hoạt trong cùng một môi trường. 


Triệu chứng bệnh này thường là sốt, đau đầu, sổ mũi, đau họng và ho… các biểu hiện thường rất giống với các bệnh khác, chính vì vậy một số ba mẹ thường lầm tưởng và không đưa ra các phương pháp thăm khám triệt để. Vậy chăm sóc và phòng tránh cảm cúm tại nhà như thế nào? Hãy cùng Esearch tìm hiểu bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời ba mẹ nhé!  



Tiêm phòng cúm


Thông thường trẻ được chích muỗi vào giai đoạn sau 6 tháng tuổi, trẻ trên 9 tuổi chích 2 mũi cách nhau 4 tuần và trẻ trên 9 tuổi chích 1 liều. Lưu ý vắc xin phòng cúm có thể thay đổi kháng nguyên nên ba mẹ nên đưa trẻ chích định kỳ mỗi năm 1 lần. 


Đây là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin cúm giúp cơ thể trẻ tạo miễn dịch chống lại các chủng virus cúm phổ biến nhất. Bởi vaccine cung cấp một cơ chế bảo vệ chống lại các chủng virus gây cúm mùa và bắt đầu phát huy tác dụng sau khoảng 10-14 ngày từ khi tiêm. 


Giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày


Bên cạnh việc tiêm ngừa, giữ gìn vệ sinh cơ thể cho trẻ mỗi ngày cũng rất quan trọng. Đặc biệt đối với trẻ còn nhỏ, ba mẹ hãy giữ thói quen tắm rửa và giữ vệ sinh tai, mũi, họng đều đặn cho bé hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý.


Đối với trẻ ở giai đoạn lớn hơn, hãy tập thói quen cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước ấm trong ít nhất 20 giây trước và sau bữa ăn để loại bỏ vi khuẩn. 


Đảm bảo môi trường sạch sẽ


Để hạn chế nhất trong việc phòng tránh cảm cúm, ba mẹ cũng nên thực hiện việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đảm bảo môi trường sống lành mạnh cho trẻ. Thường xuyên lau dọn nhà cửa và các vật dùng mà con trẻ tiếp xúc trực tiếp hàng ngày để phòng ngừa tối đa vi khuẩn. Vì nếu môi trường sống xung quanh không đảm bảo vệ sinh sẽ kích thích virus sinh sôi và lây lan nhanh. 



Không cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh cảm cúm 


Ở trẻ em, hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị lây nhiễm virus từ người bệnh, nhất là bệnh có khả năng truyền nhiễm cao như cảm cúm. Vì vậy tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc hay ở gần người mắc bệnh cảm cúm.


Nếu có thể, vào các mùa dịch nên hạn chế đưa con đến chốn đông người để tránh tối đa virus cúm từ người mắc bệnh. Trường hợp gia đình có người mắc bệnh cảm cúm nên để trẻ cách ly hoàn toàn.


Bổ sung chế độ dưỡng cho trẻ


Một chế độ ăn dinh dưỡng khoa học với nhiều rau xanh và vitamin sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, khoáng chất sẽ giúp trẻ tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch, chống lại các virus và vi khuẩn gây bệnh. 


Ngoài bổ sung chế độ dinh dưỡng, ba mẹ cũng cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thường xuyên tăng cường sức khỏe. 


Lời kết: 

Bài viết trên Esearch đã tổng hợp những chia sẻ toàn diện nhất về cách phòng bệnh cảm cúm ở trẻ em. Hy vọng rằng, qua những thông tin đã được chia sẻ sẽ giúp cho các bậc ba mẹ có thêm kiến thức về tầm quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của con em mình.


Hãy áp dụng ngay từ hôm nay để không chỉ đảm bảo sức khỏe cho trẻ trong mùa cúm sắp tới mà còn giúp xây dựng những thói quen lành mạnh về sức khoẻ cho trẻ trong tương lai. 

                                                                                           Nguồn: Esearch tổng hợp